Đèn LED là gì? Cấu tạo, ưu nhược điểm, nguyên lý hoạt động

Màu sắc của bóng đèn LED

Ánh sáng từ công nghệ đèn LED ngày nay được ứng dụng rộng rãi. Không chỉ với mục đích chính là chiếu sáng, mà nó còn là vật trang trí. Hay góp phần tạo ấn tượng cho những không gian nghệ thuật, đem đến không gian kiến trúc sang trọng và hiện đại hơn.

Vậy đèn LED là gì? công nghệ đèn LED được cấu tạo như thế nào? Nguyên lý hoạt động ra sao? Có những ưu nhược điểm gì? Hãy cùng Nguyên Phong tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Contents

Đèn LED là gì?

LED là gì? Là cụm từ viết tắt của từ Tiếng Anh Light Emitting Diode. Nó có nghĩa là các đi ốt phát quang. Và các đi ốt này được chứa trong con chip bán dẫn. Hoạt động của những con chip này sẽ được tác động khi có dòng điện chạy qua lấp đầy chỗ trống và sinh ra hiện tượng bức xạ ánh sáng.

Do cấu tạo của các bán dẫn trong bóng đèn LED khác nhau. Nên những bước sóng khác nhau trên đèn LED cho ra lượng ánh sáng đơn sắc khác nhau.

Cấu tạo bóng đèn LED như thế nào?

Cấu tạo đèn LED khá phức tạp hơn những thiết bị chiếu sáng thông thường. Tuy nhiên, những thiết bị và nguyên vật liệu tạo thành rất đơn giản và thân thiện với người sử dụng, môi trường sống.

Cấu tạo của nó bao gồm:

Đèn LED là gì?
Đèn LED là gì?

Mạch in của đèn LED

Để bóng đèn LED hoạt động tốt hơn, bền bỉ hơn thì không thể thiếu được mạch in. Chính vì thế mạch in được rất chú trọng trong khi lắp ráp vào các sản phẩm đèn LED. Nó được cấu tạo từ nhôm và gốm. Những nguyên liệu đó giúp cho đèn có công suất trung bình lớn hơn, tản nhiệt nhanh hơn.

Chip LED

Chip LED được xem như là trái tim của bóng đèn LED. Khi bóng đèn sáng thì chip LED bắt buộc phải hoạt động. Trong chip LED có chứa 1 chip bán dẫn pha các tạp chất tạo ra các tiếp giáp là P-N. Trong đó, kênh P chứa lỗ trống, và kênh N chứa điện tử. Khi hoạt động, thì dòng điện bên A-nốt (P) và K-ốt (N) sẽ được lấp đầy chỗ trống sinh ra hiện tượng bức xạ ánh sáng.

Tùy thuộc vào cấu tạo của chất bán dẫn mà đèn LED khi chiếu sẽ cho ra những màu sắc khác nhau.

Cáp nguồn

Cáp nguồn với mục đích cung cấp điện cho bóng đèn LED sáng. Thông thường, bộ cáp nguồn nối dòng điện cung cấp cho đèn được lựa chọn là loại cao cấp nhất. Vì tuổi thọ bóng đèn LED chiếu sáng rất cao, chính vì thế mà nếu như trong thời gian sử dụng khi bóng vẫn hoạt động bình thường. Mà dây nguồn hỏng thì rất khó sửa chữa, cần nhiều công đoạn rắc rối hơn.

Chính vì thế mà dây nguồn cần đảm bảo được lượng điện áp ổn định. Phù hợp với khả năng chiếu sáng và tuổi thọ tương đương với đèn.

Bộ tản nhiệt

Đèn LED phải tích hợp bộ phận tản nhiệt để đưa phần tinh thể sáng xuống nhiệt độ thấp nhanh nhất. Với mục đích khi đèn LED có công suất lớn nhưng phân tử sẽ không bị ảnh hưởng và già đi. Hiệu suất phát sáng được đảm bảo và tuổi thọ được kéo dài lâu hơn.

Lớp vỏ bảo vệ bóng đèn LED

Để đảm bảo cho bóng đèn LED được hoạt động một cách tốt nhất, hiệu quả chiếu sáng cao nhất thì lớp vỏ bảo vệ đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Thiết kế vỏ ngoài cần chắc chắn hơn. Nguyên liệu chính bằng hợp kim nhôm chuyên dụng, nhựa cao cấp. Nếu như là bóng đèn LED ngoài trời. Thì nó cần trang bị thêm công nghệ IP66 chống nước, chống bám bụi. Và có khả năng chống được những tác động từ bên ngoài.

Ngoài việc bảo vệ thì lớp vỏ còn được xem như bộ mặt của bóng đèn LED. Người tiêu dùng có lựa chọn hay không đều phù thuộc vào lớp vỏ và bề ngoài của nó. Chính vì thế mà trong công đoạn thiết kế, thì các nhà sản xuất rất chú trọng công đoạn này. Kiểu dáng, màu sắc là một yếu tố then chốt để khách hàng lựa chọn sản phẩm.

Nguyên lý hoạt động của đèn LED?

Do thiết kế cấu tạo của đèn LED bao gồm 1 cực âm và 1 cực dương được tách ra khỏi 1 bán dẫn trung tâm. Và khối bán dẫn này sẽ được nối bởi 2 tiếp giáp là P-N. Nên một khi có dòng điện tác động lên biên giới của 2 bên mặt tiếp giáp thì một số điện tử bị lỗ trống thu hút, sát lại gần nhau hơn.

Nguyên lý hoạt động của đèn LED
Nguyên lý hoạt động của đèn LED

Sau đó, chúng sẽ có xu hướng kết hợp với nhau để tạo thành nguyên tử trung hòa. Sau khi quá trình đó diễn ra sẽ tạo nên hiện tượng giải phóng năng lượng dưới ánh sáng thông qua các lớp bảo vệ. Nó sẽ định hướng bề mặt của đèn mà ánh sáng chiếu ra ngoài theo hướng đã được định sẵn.

Ưu nhược điểm của công nghệ đèn LED là gì?

Ưu điểm:

  • Kích thước đèn LED nhỏ hơn các loại đèn chiếu sáng khác
  • Phát ra nhiều quang thông ánh sáng hơn, với mức công suất vừa phải
  • Có thể bật/tắt nhiều lần, liên tục mà không ảnh hưởng đến tuổi thọ của bóng đèn
  • Kết hợp được với dimmer
  • Tuổi thọ sử dụng cao
  • Chiếu sáng được theo hướng

Nhược điểm:

  • Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường
  • Khá nhạy cảm với điện áp
  • Mức giá khởi điểm khá cao