OLED là gì? Tất tần tật về công nghệ OLED

Công nghệ màn hình OLED được ứng dụng rộng rãi

Hiện nay, có nhiều hãng sản xuất công nghệ ứng dụng màn hình OLED trong nhiều sản phẩm của mình như: điện thoại, máy tính bảng, laptop…Với những ưu điểm vượt trội về khả năng trình chiếu, cấu tạo đơn giản, tấm nền mỏng nhẹ. Thì loại công nghệ màn hình này đang hứa hẹn sẽ là xu hướng phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Vậy, OLED là gì? Tivi OLED là gì? Cấu tạo của OLED? OLED có ưu nhược điểm như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây để có thể tìm hiểu thêm về công nghệ màn hình OLED.

Contents

Màn hình OLED là gì?

OLED là từ viết tắt của (Organic Light Emitting Diode). Chính là công nghệ màn hình có cấu tạo bao gồm các Diode phát quang hữu cơ. Loại vật liệu sử dụng trong OLED có khả năng tự phát sáng khi dòng điện chạy qua.

OLED là gì

Đây chính là loại công nghệ được đánh giá là màn hình phát quang tốt hơn so với LCD truyền thống. Nó đang được phát triển và cải tiến hơn để có thể thay thế màn hình LCD trong tương lai.

Tivi OLED là gì?

Tivi OLED là loại tivi ứng dụng công nghệ màn hình OLED. Tivi OLED khác hẳn với tivi LED. Bởi tivi sử dụng công nghệ LED sẽ cần phải có đèn nền LED phát sáng toàn màn hình. Nhưng với OLED thì nó không cần bất kỳ loại đèn nào cả.

Tivi OLED là gì
Tivi OLED là một sản phẩm chiến lược của LG

Loại tivi này có những ưu điểm nổi bật như: Thiết kế màn hình cực kỳ mỏng, dễ uốn cong, hình ảnh có độ chi tiết cao, màu sắc phong phú và chuẩn xác…

Cấu tạo của một màn hình OLED

Một màn hình OLED có cấu tạo bao gồm 4 phần: Tấm nền, Anode, lớp dẫn hữu cơ, Cathode. Mỗi phần đều có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau:

  • Tấm nền: Nó thường được làm từ nhựa hoặc từ thủy tinh, nhiệm vụ chính là chống đỡ cho các phần khác trong cấu tạo của công nghệ màn hình OLED.
  • Anode: Hay thường được gọi là anot (cực dương) sẽ tạo nên các lỗ trống mang dòng điện dương mỗi khi có dòng điện chạy qua thiết bị.
  • Lớp dẫn hữu cơ: Phần này bao gồm lớp dẫn và lớp phát sáng. Với lớp dẫn thì nó có nhiệm vụ để truyền tải các lỗ trống từ cực dương (anot). Còn lớp phát sáng sẽ có nhiệm vụ truyền tải các electron từ cực âm (cathode).
  • Cathode: Hay thường được gọi là Catot hoặc cực âm. Nó sẽ tạo ra các electron mỗi khi có các dòng điện chạy ngang qua thiết bị.

Ưu nhược điểm của công nghệ màn hình OLED

Ưu điểm

Khả năng hiển thị nội dung tuyệt vời

Tấm nền màn hình OLED có bao gồm các điểm ảnh tự động bật tắt một cách độc lập. Nhờ đó mà màn hình OLED thể hiện màu đen trên màn hình gần như tuyệt đối. Chính vì thế mà hình ảnh trình chiếu trên màn hình có màu sắc rực rỡ, sống động và độ tương phản đầy ấn tượng.

Góc nhìn rộng

Công nghệ OLED cho phép người sử dụng quan sát ở góc nhìn rộng hơn. Và có thể nhìn ở nhiều góc khác nhau, xấp xỉ 180 độ mà không hề có sự thay đổi về màu sắc hay hình ảnh trên màn hình.

Công nghệ màn hình OLED được ứng dụng rộng rãi

Tùy biến đơn giản, dễ dàng

Công nghệ màn hình OLED có thể tùy biến dễ dàng theo nhiều kiểu dáng khác nhau. Đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về sản phẩm sử dụng về: màn hình cong, màn hình siêu mỏng.

Mỏng và nhẹ

OLED không cần sử dụng đến hệ thống các bóng đèn nền. Nên công nghệ này giảm tải được số trọng lượng đáng kể. Sẽ mỏng và nhẹ hơn các công nghệ màn hình khác như LED hoặc LCD.

Tiết kiệm điện năng

Đây chính là một điểm quan trọng cần lưu ý khi lựa chọn sử dụng các công nghệ màn hình. Vì nó không chỉ tăng thời lượng sử dụng pin mà còn đảm bảo chất lượng hiển thị lâu dài.

Nhược điểm

Chi phí sản xuất khá cao do quá trình sản xuất khá phức tạp, và tỉ lệ màn hình lỗi cao. Chính vì thế mà loại công nghệ này có chi phí sản xuất đắt đỏ hơn các công nghệ khác.

So về tuổi thọ màn hình, thì nó thấp hơn tuổi thọ của công nghệ màn hình LED. Nguyên nhân là OLED dễ hỏng và xảy ra vấn đề hơn khi nó gặp nước, chất liệu sử dụng bị thoái hóa theo thời gian.

Ngoài ra, OLED rất hiệu quả và không chứa bất kỳ kim loại xấu, bởi thế nó được liệt kê vào nhóm công nghệ xanh đúng nghĩa.

Ứng dụng của công nghệ màn hình OLED

Vượt trội trong công nghệ trình chiếu, chất lượng hiển thị sắc nét và dễ dàng tùy biến. Đó là những điểm nổi bật để công nghệ màn hình OLED được ứng dụng rộng rãi hơn hiện nay. Nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, và gần đây nhất chính là màn hình điện thoại iPhone X của hãng Apple.

Xu hướng hứa hẹn trong tương lai là những sản phẩm công nghệ siêu mỏng nhẹ, có thể uốn cong được. Mà công nghệ OLED chính là tương lai của công nghệ siêu mỏng, hiện đại, tinh tế hơn.

Có thể bạn quan tâm: QLED và những điều có thể bạn chưa biết.