“Bật mí” về công nghệ màn hình TFT có thể bạn chưa biết

"Bật mí" về công nghệ màn hình TFT có thể bạn chưa biết 1

Màn hình TFT là gì? Là một trong những câu hỏi được khá nhiều người khá quan tâm. Vậy hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé.

Contents

Màn hình TFT là gì?

TFT là gì?

TFT (Thin Film Transistor) là màn hình bóng bán dẫn dạng film mỏng. Loại công nghệ màn hình này được ứng dụng vào smartphone từ năm 2005. Loại màn hình này có khả năng tái tạo màu tốt hơn và độ phân giải hình ảnh cao hơn so với các màn hình LCD thế hệ trước đó. Màn hình TFT được phát triển nhằm khắc phục những nhược điểm cố hữu của màn hình LCD nên nó có cấu tạo tương tự như kính lọc phân cực thẳng đứng, nằm ngang và có lớp kính diện cực ITOvà lớp tinh thể lỏng.

Với màn hình TFT thì các điểm ảnh trên màn hình điều khiển tắt mở một cách độc lập bằng transistor, cho màu sắc và hình ảnh cũng độc lập với nhau.

Do chi phí sản xuất màn hình TFT đã giảm đáng kể từ sau 2005. Công nghệ màn hình này đã xuất hiện phổ biến trên điện thoại cơ bản và smartphone giá thấp.

Cấu tạo màn hình TFT như thế nào?

Được phát triển từ màn hình LCD thường, nên TFT có cấu tạo tương tự màn hình LCD, nhưng thay thế lưới điện cực điều khiển bằng ma trận transistor dạng phim mỏng.

Dựa vào cấu tạo, màn hình TFT LCD có nguyên lý hoạt động như sau:

Mỗi pixel được gắn cho một nguồn năng lượng, và nguồn năng lượng này được duy trì ngay cả khi màn hình được làm mới lại. Điều này giúp cho các điểm ảnh luôn duy trì ở trạng thái tích cực, ngay cả khi các pixel khác đang được hoạt động.

Các điểm ảnh trên màn hình có bóng bán dẫn riêng nên có khả năng kiểm soát được hình ảnh cũng như màu sắc mà nó tạo ra. Màn hình LCD TFT được coi là màn hình ma trận chủ động (ngược với ma trận thụ động).

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động màn hình TFT
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động màn hình TFT

Ưu và nhược điểm của màn hình TFT

Ưu điểm

  • Độ sáng cao, khả năng tái tạo màu sắc tốt
  • Thời gian đáp ứng nhanh, chất lượng hình ảnh cũng vượt xa với chuẩn LCD tiền nhiệm
  • Màn hình TFT có khả năng tái tạo màu sắc nhanh chóng, chất lượng màu và hình ảnh hiển thị sắc nét và sinh động
  • Chất lượng được đánh giá cao hơn so với phiên bản LCD tiền nhiệm
  • Tuổi thọ màn hình bền hơn, ít xảy ra lỗi màn hình trong quá trình sử dụng

Nhược điểm

  • Góc nhìn hẹp, chỉ có nhìn trực diện vào màn hình mới cho hình ảnh rõ nét.
  • Gây tiêu hao năng lượng nhiều do có nguồn ánh sáng mạnh hơn.

Ứng dụng của công nghệ của màn hình TFT

Đây là công nghệ màn hình giá rẻ, do đó hiện nay nó có mặt trên các dòng smartphone  giá rẻ như: Samsung J7 Prime, Điện thoại OPPO A71k (2018)…

Ngoài ra Công nghệ này cũng được sử dụng trên TV, hệ thống trò chơi video cầm tay, màn hình , hệ thống định vị…

Điện thoại OPPO A71k sử dụng công nghệ màn hình TFT
Điện thoại OPPO A71k sử dụng công nghệ màn hình TFT

Tại sao màn hình TFT lại có giá đắt hơn so với màn hình LCD thông thường?

TFT là phiên bản phát triển nhằm khắc phục những nhược điểm của màn hình LCD thông thường, và TFT có giá đắt hơn so với LCD? Bởi vì:

  • Khả năng truyền dẫn ánh sáng tốt hơn và tối ưu được màu sắc hiển thị trên màn hình, với ưu điểm này thì màn hình này rất phù hợp với những các đối tượng hoạt động trong ngành nghề như bác sĩ, nhiếp ảnh gia…quan trọng trong việc tái tạo màu
  • Để có thể tối đa hoá được lợi ích của các tính chất truyền dẫn ánh sáng tốt hơn trong các tinh thể thì độ chính xác của TFT được tăng lên từ 6bit thành 8bit, điều này làm gia tăng thêm chi phí sản xuất. Đây chính là 1 yếu tố quan trọng quyết định đến giá cả của màn hình TFT đắt hơn so với màn hình LCD
  • Màn hình TFT có nhiều bóng bán dẫn hơn
  • Nguồn ánh sáng mạnh hơn cũng đồng nghĩa với việc lượng điện năng tiêu thụ nhiều hơn thông thường.

Kết luận

Màn hình TFT được xem là loại công nghệ màn hình mới được các nhà sản xuất ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Bên cạnh những ưu điểm về tính năng và độ sáng, chất lượng hình ảnh hiển thị. Thì màn hình TFT cũng đem đến cho người xem những trải nghiệm thú vị về màn hình hiện đại, đảm bảo tính thẩm mĩ và tích hợp được nhiều trên các thiết bị công nghệ khác nhau.

Hi vọng, bài viết vừa rồi của Nguyên Phong đã giúp bạn hiểu thêm về công nghệ màn hình TFT để có thể lựa chọn, ứng dụng phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.